Như chúng ta đã biết trần thạch cao là một trong những vật liệu xây dựng được ưa chuộng nhất hiện nay và nó có hai loại là trần chìm và trần nổi. Vì thế, việc thi công hai loại trần này là khác nhau.
>> Nhu cầu làm thạch cao ngày nay
Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm
Được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện, hệ khung trần chìm được thi công như sau:
Thời gian thi công hệ khung trần chìm: sau khi hoàn thiện phần mái và trần. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần.
Việc xác định độ cao của trần là rất quan trọng vì kèm theo nó là các bước thi công khác có ảnh hưởng chặt chẽ đến chất lượng và thẩm mỹ của công trình. Thông thường người ta xác định độ cao của trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước nivo, đánh dấu mặt bằng trần. Trong đó, nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: cố định thanh viền tường
Tuỳ thuộc vào loại trần mà người ta sẽ cố định thanh viền tường bằng búa đinh hoặc bằng khoan và định khoảng lỗ đinh chốt, đinh chốt này không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia
Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.
Bước 4: Liên kết thanh chính
Thanh chính được liên kết với ty zen của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000m.
Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính)
Trong bước 5 này, người thi công sẽ liên kết các thanh ngang với các thanh dọc bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính.
Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các mũ vít phải chìm vào mặt tấm.
Bước 7: Hoàn thiện
Đây là bước cuối cùng của việc thi công trần thạch cao.Bước này sẽ hoàn thiện trần thạch cao bằng các mối nối tấm và làm phẳng.
Hướng dẫn thi công trần thạch cao nổi
Khác với hệ thống khung trần chìm, hệ khung trần thạch cao nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện.
Thời gian lắp đặt hệ khung trần nổi: sau khi hoàn chỉnh phần mái.
Các bước thi công trần thạch cao nổi:
Bước 1: Xác định độ cao trần
Đây là bước quan trọng trong việc hướng dẫn làm trần thạch cao. Việc xác định độ cao và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng là công đoạn không thể thiếu được của việc thi công, lắp đặt.Thông thường thì dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp đặt khung trần thạch cao
Lắp đặt khung trần thạch cao có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm (tùy theo loại tường, vách).
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo
Xác định khoảng cách giữa các điểm treo đòi hỏi sự chính xác cao độ, vì xác định khoảng cách càng chuẩn xác thì công trình của bạn càng hoàn hảo. Theo các chuyên gia thì hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc)
Tương tự như việc xác định độ cao và xác định khoảng cách giữa các điểm treo, việc xác định khoảng cách giữa càng thanh chính cũng quan trọng không kém. Để có một công trình thiết kế thi công như ý, người thi công phải xác định sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính
Trong việc thi công trần thạch cao thì việc liên kết các thanh phụ với thanh chính đã có khoảng cách tiêu chuẩn định trước, bạn sẽ phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về khoảng cách này.
Bước 6: Bước cuối cùng
Trong bước cuối cùng này, người thi công sẽ thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Bài viết liên quan: