Quy cách làm trần thạch cao chìm: Trần thạch cao chìm hay nói cách khác là trần thạch cao khung chìm đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng ngày nay. Nhiều người luôn thắc mắc và tò mò về trần thạch cao hay cụ thể hơn là trần thạch cao chìm được thi công như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đáp ứng những thắc mắc của quý khách hàng.
Thế nào là trần thạch cao chìm?
Trần thạch cao chìm là loại trần thạch cao mà sau khi hoàn thiện sẽ không nhìn thấy phần khung xương nữa, các tấm thạch cao sẽ che đi phần khung xương đó. Có hai loại trần thạch cao chìm chính đó là:
Trần thạch cao phẳng
Các tấm thạch cao sẽ được nằm trên một mặt phẳng. Loại trần này thường không có khe hắt sáng, và thường ứng dụng cho các công trình hiện đại, nội thất với các mảng miếng, diện khúc chiết, tối giản chi tiết.
Trần thạch cao giật cấp
Là loại trần thạch cao được cấu tạo bởi nhiều tấm thạch cao và được nằm trên nhiều mặt phẳng ít nhất từ hai mặt phẳng trở lên. Đối với loại trần này sẽ có các khoảng trống giữa các mặt phẳng để tạo thành khe hắt ánh sáng hoặc trang trí theo ý tưởng của gia chủ hoặc người thiết kế. Những công trình mang tính hiện đại và thẩm mỹ, chi tiết thí sẽ chuộng lựa chọn loại trần thạch cao giật cấp này.
Quy trình thi công trần thạch cao chìm như sau:
– Bước 1: Xác định độ cao trần
Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
– Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
– Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính
Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh
– Bước 4: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là 200mm ( nếu đầu thanh không được bát vít liên kết với vách ) hoặc 400mm ( nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách ).
– Bước 5:Thanh dọc (thanh chính )
Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm
– Bước 6: Thanh ngang ( thanh phụ )
Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu.
– Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng
– Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng cách các vít không quá 200mm
– Bước 9: Xử lý mối nối
Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét.
– Bước 10: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Các mẫu trần thạch cao chìm
Thiết kế trang nhã, hài hòa với đồ vật trong phòng.
Thiết kế đơn giản, hiện đại.
Trần giật cấp kết hợp các khe hắt ánh sáng vàng mang lại không gian ấm cúng.
Sắc đỏ rực rỡ mang lại không gian tươi tắn.
Chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp quý khách hàng!
Từ khoá tìm kiếm nhiều nhất: Thi công trần thạch cao chuyên nghiệp, báo giá làm vách thạch cao, thi công trần vách thạch cao tại Hưng Yên, làm trần vách thạch cao tại Bắc Ninh trọn gói, báo giá thi công trần thạch cao tại Bắc Giang, thi công trần thạch cao giá rẻ tại Vĩnh Phúc, làm trần thạch cao Hải Phòng, thi công trần thạch cao tại Quảng Ninh, báo giá thi công trần thạch cao tại Hải Dương, làm trần thạch cao chuyên nghiệp tại Vĩnh Phúc, thi công trần vách thạch cao tại Hà Nam giá rẻ, báo giá làm trần thạch cao tại Hà Nội.
Bài viết liên quan: