Ưu nhược điểm khi làm trần thạch cao: Với sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay, khi nhắc đến việc làm trần thạch cao đã không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Nhiều căn hộ nhà ở, chung cư hay trung tâm thương mại đều lựa chọn làm trần thạch cao để tăng thêm nét thẩm mỹ đi kèm nhiều lợi ích vượt trội khác.
Bài viết của chúng tôi sau đây xin cung cấp cho quý khách hàng biết thêm những ưu và nhược điểm khi làm trần thạch cao.
Ưu điểm khi làm trần thạch cao
Đối với trần thạch cao thả
– Trần nổi – Trần thả chất liệu thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy, … đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa, không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại. – Khi có sự biến đổi thời tiết , trần nhà không bị co võng sau khi thi công, quá trình thi công không quá cầu kỳ phức tạp. trần nổi hoặc trần thả thạch cao rất tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió lên trần. Thêm vào đó, chi phí trọn gói cho một trần là khá rẻ.
–Làm trần thạch cao thả nhanh, gọn và chi phí không quá đắt nên sẽ là sự lựa chọn cho các văn phòng, nhà xưởng…
>> Tham khảo thêm: Chuyên thiết kế thi công trần thạch cao phòng ngủ bé gái
>> Hoặc có thể xem thêm: Những điểm giống và khác nhau của trần thạch cao và trần nhựa
Đối với trần thạch cao chìm
– Mẫu mã đa dạng, tùy biến linh hoạt, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của kiến trúc sư thiết kế.
– Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng
– Đa dạng về chủng loại khung xương, tấm dễ thích nghi với mọi đối tượng khách hàng.
Nhược điểm làm trần thạch cao
Trần nổi (trần thả) có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.
– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) it ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn.
Khó thay thế khi hỏng hóc, thường phải tháo (phá) và làm lại
– Rất kỵ nước và ẩm, vì vậy khi tư vấn và thi công, người chịu trách nhiệm phải rất lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng.
– Dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ.
Một số kinh nghiệm khi làm trần thạch cao
Thời tiết Việt Nam thường hay mưa và gió lớn. Đôi khi nước mưa tạt vào các khe hở của mái rất dễ bị nhỏ nước xuống trần thạch cao gây nên các vết ố vàng ngay, gây phản cảm không gian nhà. Những nơi bị ố phải được khắc phục ngay bằng cách chà, trét mastic và sơn lại, và tất nhiên sẽ không đồng màu với trần nhà cũ.
Trần thạch cao rất kỵ nước bởi vì hai mặt của tấm thạch cao được dán một loại giấy đặc biệt để trét mastic. Trước khi thi công ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước.
Thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại. Thạch cao bị co làm xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng.Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi trần mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.
Chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp quý khách hàng!
Từ khoá tìm kiếm nhiều nhất: Thi công trần thạch cao chuyên nghiệp, báo giá làm vách thạch cao, thi công trần vách thạch cao tại Hưng Yên, làm trần vách thạch cao tại Bắc Ninh trọn gói, báo giá thi công trần thạch cao tại Bắc Giang, thi công trần thạch cao giá rẻ tại Vĩnh Phúc, làm trần thạch cao Hải Phòng, thi công trần thạch cao tại Quảng Ninh, báo giá thi công trần thạch cao tại Hải Dương, làm trần thạch cao chuyên nghiệp tại Vĩnh Phúc, thi công trần vách thạch cao tại Hà Nam giá rẻ, báo giá làm trần thạch cao tại Hà Nội.
Bài viết liên quan: